Tái cơ cấu Tổng_công_ty_Công_nghiệp_Tàu_thủy

Năm 2010 là năm bước ngoặt với Vinashin, khi Tập đoàn này đứng bên bờ vực phá sản do nợ quá nhiều (lên đến 86.000 tỷ) [25]. Ngày 18/11/2010, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định 2108/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu Vinashin, theo đó chia tập đoàn ra làm ba phần. Hai phần chuyển giao cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Vinashin chỉ giữ lại các công ty con thuộc 3 lĩnh vực chính gồm công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển; công nghiệp phụ trợ phục vụ cho việc đóng và sửa chữa tàu biển; đào tạo nâng cao tay nghề cho cán bộ, công nhân công nghiệp tàu biển.[26]

Quá trình tái cơ cấu

Tính tới tháng 12 năm 2011, sau 17 tháng, quá trình tái cơ cấu vẫn chưa hoàn tất.

Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam Vinalines nói rằng không thể tiếp nhận 12 công ty con của Vinashin theo yêu cầu của Chính phủ. Cụ thể, Vinalines không thể tiếp nhận Khu công nghiệp Cảng biển Hải Hà vì không có vốn để tiếp tục dự án. Vinalines cũng không tiếp nhận Công ty liên doanh đóng tàu Bình Định.[27]

Trong tổng số 216 công ty phải chuyển giao, Vinashin mới chuyển giao được 46 công ty.[27]

Theo thông tin từ BBC, Ngày 1/11/2011 Vinashin đã chính thức bị Công ty Elliot VIN (Hà Lan) khởi kiện lên tòa án tại Anh, liên quan đến khoản nợ 600 triệu đô la vay bằng trái phiếu. 60 triệu đô la từ khoản vay này đã đến hạn trả nợ từ tháng 12/2010 nhưng Vinashin và các công ty con không có khả năng thanh toán. Trong vụ kiện này, khả năng lớn là Vinashin sẽ bị thua kiện.[28] Vinashin cho tới 18/1/2012 chưa trả nợ lần ba 60 triệu USD.

Vinashin hiện nợ Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) khoảng gần 300 tỷ VND (14 triệu đôla) tiền đi vay để trả nợ tiền lương, các loại bảo hiểm, trợ cấp cho người lao động. Vào 24/12/2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định cho phép tập đoàn được vay VDB (với lãi suất 0%, thời hạn tối đa 12 tháng, sau đó gia hạn thêm đến hết ngày 31/12/2011) để chi trả tiền lương, nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc, tạo việc làm và học nghề.[29]

Các đơn vị chuyển giao cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

- Khu công nghiệp Tàu thủy Lai Vu (Hải Dương) bao gồm cả Công ty Công nghiệp Tàu thủy Lai Vu

- Khu công nghiệp Tàu thủy Nghi Sơn (Thanh Hóa) bao gồm cả Ban quản lý dự án Khu công nghiệp Nghi Sơn

- Nhà máy Đóng tàu đặc chủng và Sản xuất trang thiết bị tàu thủy Nhơn Trạch (Đồng Nai)

- Nhà máy đóng tàu Dung Quất

- Khu công nghiệp Tàu thủy Soài Rạp (Tiền Giang)

- Phần vốn góp của Vinashin trong Công ty cổ phần Công nghiệp Tàu thủy Hoàng Anh (Nam Định) và trong các dự án do công ty này làm chủ đầu tư

Các đơn vị chuyển giao cho Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam

- Khu công nghiệp Cảng biển Hải Hà (Quảng Ninh)

- Cảng Vinashin Đình Vũ (Hải Phòng)

- Khu công nghiệp và Nhà máy Đóng tàu Hậu Giang

- Cảng và Nhà máy Đóng tàu Năm Căn (Cà Mau)

- Công ty Vận tải Biển Đông

- Công ty TNHH Một thành viên Vận tải Viễn Dương Vinashin

- Và phần vốn góp của Vinashin trong các doanh nghiệp vận tải biển khác.[30]

Tình trạng hoạt động 2015

Theo báo cáo kế hoạch sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2015, nhiều công ty con đang sống bằng những hợp đồng tàu cá vài tỷ đồng mỗi chiếc. Tính với 8 doanh nghiệp được giữ lại từ Vinashin sau tái cơ cấu thì trong số 94 tàu phải bàn giao năm nay trong hợp đồng có hơn 30% là các đơn hàng tàu cá (35 chiếc).[31]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tổng_công_ty_Công_nghiệp_Tàu_thủy http://boxitvn.wordpress.com/2010/08/19/vinashin-c... http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20131111-su-pha-sa... http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2010/07/3BA1DA1... http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2010/07/3ba1de9... http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2010/11/3ba2326... http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/giang-kim-d... http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghie... http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghie... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2011/11/1... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2012/02/1...